Sunday, August 30, 2020

Đau bụng trong chu kỳ kinh



Đau bụng kinh


Đau bụng kinh là nỗi khổ của rất nhiều chị em phụ nữ mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt , thường gặp ở nữ giới còn khá trẻ, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc 1-2 ngày. Đau bụng kinh có nhiều mức độ, một số chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới hay sau lưng, nhiều người khác lại có những cơn đau quặn dữ dội. Đau nhiều nhất vào lúc bắt đầu hành kinh. Cũng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.



Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị.

Nguyên nhân đau bụng kinh


Nguyên nhân đau bụng kinh có liên quan đến các trạng thái như: viêm nhiễm phụ khoa, chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormôn và sự tăng cao nồng độ Prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxygen cho tử cung và làm tăng độ nhạy cảm thần kinh). Lạc nội mạc tử cung là một nguyên nhân cần nghĩ đến khi đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn trước.

Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormôn trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con.

Nếu đau ở phụ nữ đã từng có chu kỳ kinh bình thường hơn 3 năm thì gọi là kinh nguyệt đau thứ phát. Thể đau bụng kinh này thường gặp nhiều hơn và do một bệnh chính nào đó như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu mạn tính:

- U nang buồng trứng: Nếu bạn bị đau bụng ghê gớm và bị chảy máu, có thể bạn đang bị u nang buồng trứng. Bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.

- Lạc nội mạc tử cung: Nếu bạn thấy đau bụng nhiều hơn mọi khi hay đau trong khi đang quan hệ, bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc phát triển bên trong tử cung và bong ra khi đến kỳ kinh. Lạc nội mạc tử cung là khi lớp niêm mạc này phát triển ra những cơ quan khác ngoài tử cung, như ruột.

- Viêm vòi trứng: Trong trường hợp này, vòi trứng của bạn bị viêm do u nang buồng trứng hoặc các viêm nhiễm khác. Bệnh này khiến cho trứng khó di chuyển qua vòi trứng, thường gây đau khi rụng trứng và đau bụng dữ dội.

- Bệnh viêm vùng chậu mạn tính: Nếu bạn bị đau bụng trầm trọng, đó có thể là bệnh viêm vùng chậu. Bệnh này thường là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nó cũng có thể do u nang bị nhiễm trùng và vỡ. Viêm vùng chậu có thể gây đau dữ dội và thường không khỏi ngay lập tức. Bệnh hay tái phát và dễ trở thành mạn tính.


Đau bụng kinh cần chú ý

Nếu những cơn đau bụng kinh dữ dội và kéo dài, có thể bạn đang mắc bệnh gì đó nghiêm trọng. Hãy đến khám bác sỹ và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh. Căn cứ vào lý lịch bệnh do người bệnh cung cấp, và những triệu chứng lâm sàng, bác sỹ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân đau bụng kinh từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu đau bụng kinh thông thường, bạn có thể bạn chế bằng:


- Chú ý chế độ ăn uống: Trước khi đến kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu. Tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.


- Nên ăn thực phẩm chua: Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... là những thực phẩm viện trợ tốt trong việc giảm cơn đau bụng kinh.


- Thường xuyên tiêu thụ trái cây và rau củ: Thường xuyên tiêu thụ một số loại trái cây và rau quả giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Giữ chế độ ăn uống cân bằng giữa thức ăn mặn và ngọt vì chúng có thể gây đầy hơi. Nếu được hãy ăn thành nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.

- Tăng cường các bài tập thể dục thể chất phù hợp: Tránh lao động nặng nhọc và tăng cường các bài tập tập thể dục phù hợp có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.


- Tránh thực phẩm có chứa caffeine: Ăn thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, sô cô la, trà sẽ làm cho bạn lo lắng, có thể đã góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Cà phê có chứa dầu dễ kích thích ruột non. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.


- Giữ ấm: Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau đáng kể.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản về vấn đề đau bụng kinh thường gặp phải ở phụ nữ. Nếu bạn còn có những thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 01666.06.55.66. Các chuyên gia phụ khoa của chúng tôi sẽ tận tình giải đáp giúp bạn.

Nguồn tin Việt

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Đọc Thêm

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục

Thảo Mộc Garden